15.07.2021

Suy giãn tĩnh mạch chân có gây đột quỵ không

“Suy giãn tĩnh mạch chân có gây đột quỵ không” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm, vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tĩnh mạch chân – nơi lưu thông máu trở về tim. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến đột quỵ.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân được biết đến là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, các tĩnh mạch bị sưng và to ra, chân và bàn chân xuất hiện các mạch mạng nhện màu xanh lam hoặc tím sẫm, và thường có dạng cục, phồng hoặc xoắn ở các giai đoạn bệnh nặng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trên thế giới, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc suy giãn tĩnh mạch, nữ giới chiếm tỉ lệ cao 70%. Hàng năm, các nước phát triển tiêu tốn hàng tỷ USD cho việc điều trị căn bệnh này.

Theo khảo sát Vein Consult Program, tại Việt Nam, có đến 65% bệnh nhân không biết mình bị bệnh tĩnh mạch cho đến khi khám bác sĩ. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho ngành y tế khi các bệnh viện thường tiếp nhận những ca bệnh thường đã ở giai đoạn nặng, khiến khó khăn trong việc điều trị và tốn kém nhiều chi phí.

Dữ liệu về tăng nguy cơ tử vong, đột quỵ do bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng rõ ràng hơn

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra vô số các vấn đề sức khỏe và sự khó chịu bởi những triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, tê phù, kiến bò, thỉnh thoảng bị chuột rút về ban đêm; và nghịch lý ở chỗ, bệnh thường được coi là lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ là một yếu tố góp phần gây tử vong sớm, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Bị suy giãn tĩnh mạch, càng lớn tuổi, nguy cơ đột quỵ càng cao

Bởi lý do, nếu suy giãn tĩnh mạch để lâu, có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân, chảy máu, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hay được gọi là sự hình thành các cục máu đông sâu trong bắp chân hoặc cơ đùi. Các cục máu đông này có thể di chuyển đến các động mạch cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, bao gồm phổi và não.

Khi các cục máu đông giải phóng hoặc vỡ ra, trôi nổi trong mạch máu, di chuyển qua hệ thống tĩnh mạch và tim phải rồi cư trú trong các động mạch phổi, làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi gây nên tình trạng thuyên tắc phổi (PE) và đe dọa tính mạng [1].              

Nếu quá trình tắc mạch làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, tình trạng đột quỵ sẽ xảy ra.

Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch đối với tỷ lệ tử vong đã được thực hiện bằng cách theo dõi 4.644 hồ sơ y tế chi tiết của các bệnh nhân từ Đài Loan. Nghiên cứu so sánh những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch với những nhóm tương tự không mắc bệnh và nhận thấy nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể đối với những bệnh nhân lớn tuổi bị suy giãn tĩnh mạch. [2]

Cụ thể, với những người trên 65 tuổi bị giãn tĩnh mạch, nguy cơ tử vong cao hơn 37%, nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cũng sẽ tăng hơn 2.05 lần. Các biến cố huyết khối tĩnh mạch, bao gồm DVT và PE, tỉ lệ tăng đáng kinh ngạc là cao gấp 38 lần đối với những người cao niên có các triệu chứng giãn tĩnh mạch tiến triển.

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là nguyên nhân gây đột quỵ

Những người bị giãn tĩnh mạch và tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn 150% so với những người không bị giãn tĩnh mạch.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Wound Journal 2018 cho thấy nguy cơ chảy máu dẫn tới tử vong do giãn tĩnh mạch và loét tĩnh mạch, vì tĩnh mạch bị suy yếu, dễ vỡ do chấn thương hoặc tai nạn. [3]

Các nghiên cứu như trên cho thấy cần có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh suy tĩnh mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi.

 Nhận thức sớm, điều trị ngay, cải thiện phục hồi nhanh, tránh nguy hiểm về sau

Với nhiều triệu chứng gây khó chịu, và những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây nên đột quỵ, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần được ý thức, phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị hiệu quả.

Khi đề cập đến việc điều trị và phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân, thành phần Diosmin từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là thành phần phổ biến và sử dụng rộng rãi nhờ công dụng tăng trương lực tĩnh mạch, giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ và làm tăng độ bền của các mạch máu nhỏ.

Diosmin, một flavonoid, lần đầu tiên được phân lập từ cây ngải cứu (Scrophularia noteosa L.) vào 1925 và được sử dụng từ 1969 như một liệu pháp tự nhiên để điều trị các bệnh khác nhau, như bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, và các bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác.

Ngày nay, hoạt chất Diosmin là được chiết xuất chủ yếu ở những loại trái cây họ cam quýt.

Diosmin Expert – mang đến sự nhẹ nhàng cho đôi chân

Diosmin Expert

Công dụng của kem bôi Diosmin Expert

Thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên

Với sự có mặt của thành phần Diosmin

Giúp chăm sóc vùng da chân

Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu

Trong quá dùng sản phẩm, cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt hơn.

Hotline tư vấn: 1900 27 27 81

Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

 

Nhập khẩu và phân phối bởi:

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Liviat.

Số 2 Hải Triều, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

Số CBMP: 145540/21/CBMP-QLD.

Giấy XN QCMP: 564/2021/CNQC-YT-HCM.

 Tác giả: Ds.Của Trần, Mỹ Trinh.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Phlebological Emergencies:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29637225

[2]. Severe varicose veins and the risk of mortality:   https://bmjopen.bmj.com/content/10/6/e034245

[3]. Hemorrhage from varicose veins and varicose ulceration: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29808553

Diosmin Expert Omniven Gambe: https://www.dulacfarmaceutici.com/p/prodotti_dulac&cod=7&articolo=Diosmin+Expert-Omniven+Gambe+-+150+ml