07.06.2021

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì

Suy giãn tĩnh mạch là một mối đe dọa khôn lường nếu như bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để có hướng điều trị đúng đắn, trước tiên bạn cần biết suy giãn tĩnh mạch là gì và đâu là nguyên nhân chủ yếu.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể có chức năng bơm máu nghèo oxy trở về tim. Một khi chức năng này không còn hoạt động bình thường sẽ gây ra nhiều hậu quả phiền toái đến sức khỏe.

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch không thể bơm đủ máu nghèo oxy về tim. Nói nôm na, giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng, ở giai đoạn nặng có thể nhìn thấy qua da. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở chân, đôi khi thấy ở cả âm hộ và các vùng khác trên cơ thể.

Suy giã tĩnh mạch ở chân

Nguyên nhân nào gây ra suy giãn tĩnh mạch?

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên tình trạng này được xác định có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ làm tổn thương chức năng của van hệ tĩnh mạch ngoại biên.

Các yếu tố nguy cơ làm tổn thường chức năng van:

  • Tính chất công việc hay tư thế sinh hoạt phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu
  • Cơ thể ít khi vận động
  • Thường xuyên mang vác nặng
  • Môi trường làm việc ẩm thấp cũng khiến bệnh tình ngày càng trở nặng
  • Mang thai nhiều lần
  • Béo phì
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ và vitamin
  • Quá trình thoái hóa do tuổi tác

Người béo phì có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch

Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch là gì?

Biểu hiện của bệnh được phân chia theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

Biểu hiện thường không rõ ràng và thoáng qua

  • Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng hay ngồi quá lâu
  • Chuột rút vào ban đêm
  • Cảm giác bị châm kim
  • Cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm
  • Nhiều mạch máu (tĩnh mạch) nổi li ti, xuất hiện nhiều ở cổ chân và bàn chân

Các tĩnh mạch ở chân chưa giãn nhiều, lúc giãn lúc không nên các triệu chứng thường mờ nhạt và sẽ mất đi khi nghỉ ngơi

Giai đoạn tiến triển

  • Phù chân, thường phù ở mắt cá hay bàn chân
  • Da vùng cẳng chân thay đổi màu sắc do ứ đọng lâu ngày nên có biểu hiện rối loạn dinh dưỡng ở da
  • Tĩnh mạch trương phồng nên có cảm giác nặng, đau nhức ở chân. Tuy nhiên không mất đi khi nghỉ ngơi
  • Ở mức độ nặng các búi tĩnh mạch trương phồng thấy rõ trên da, hay xuất hiện các mảng bầm máu trên da

Giai đoạn biến chứng

  • Viêm tĩnh mạch nông huyết khối
  • Chảy máu nặng do tĩnh mạch giãn quá mức và bị vỡ
  • Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mãn tính

Suy giãn tĩnh mạch ở chân và các bước tiến triển

Làm gì để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch?

Để phòng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bạn cần tuân thủ một số lời khuyên sau đây từ bác sĩ:

  • Kê chân cao khi ngủ
  • Hạn chế đứng hay ngồi lâu, tránh mang vác nặng
  • Mang tất thun hay quấn chân bằng băng thun
  • Duy trì cân nặng phù hợp tránh béo phì
  • Tập hít thở sâu
  • Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Tránh táo bón thường xuyên

Bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy mọi người cần hiểu rõ về căn bệnh này để có các phòng ngừa và điều trị đúng cách. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến gia đình, bạn bè và những người xung quanh để có cách phòng tránh ngay từ bây giờ.

 

 

 

Người viết: Lê Mỹ Trinh

Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

 

Các bài viết liên quan:

10 lời khuyên cho người suy giãn tĩnh mạch sau tết

Suy giãn tĩnh mạch ăn gì?

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/nutrition/diosmin

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/features/new-treatments-for-varicose-veins

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-varicose-veins

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/diagnosis-treatment/drc-20350649https://www.medicalnewstoday.com/articles/321703